Tư vấn sử dụng máy giặt đúng cách

Đăng bởi Đinh Xuân Đại vào lúc 03/08/2019

Tư vấn sử dụng máy giặt đúng cách

   Sử dụng máy giặt làm sao cho đúng cách để tránh hỏng hóc và độ bền của máy giặt cao hơn thì hầu hết chúng ta thường chưa nắm rõ. Máy giặt là thiết bị điện tử gia dụng thiết yếu trong mỗi gia đình, nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho phụ nữ. Việc thường xuyên vệ sinh máy giặt ngoài giúp nó có thể hoạt động tốt hơn mà nó còn giúp duy trì được tuổi thọ của máy giặt một cách tốt nhất. 

 Thanh lý đồ cũ hải phòng chúng tôi xin chia sẻ bài viết về các vấn đề chị em cần lưu ý khi Sử dụng máy giặt:

1. Vị trí đặt máy giặt

  • Máy giặt không nên để nơi ẩm ướt dễ bị rò rỉ điện. Để tránh dòng điện rò, nên cắm vào ổ cắm có nối đất.
  • Nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí.
  • Không được xoay ngược bộ phận định giờ.

  • Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi dầu mỡ, bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ… máy giặt.
  • Phải kê máy giặt trên một mặt phẳng, bốn chân phải tiếp đất không cập kênh. Khi giặt máy rung và lắc lên bạn cần để máy cân và vững chắc.
  • Nước trong thùng giặt phải có đủ để máy không rung. Cần chú ý ở chế độ vắt kiệt, quần áo bên trong dễ bị lệch tâm làm cho khi quay máy bị rung, dễ làm hỏng máy giặt.

2. Vệ sinh máy giặt

  • Vệ sinh tấm lưới lọc van cấp nước: Lau máy giặt bằng các vật liệu mềm tránh gây trầy sước vỏ ngoài của máy. Bạn dùng các vật cứng hoặc thô ráo Sẽ làm như hỏng đến các linh kiện mặt nút bấm và lớp vỏ bên ngoài.
  • Khóa nguồn nước vào máy giặt. Tháo ống dẫn nước nối với van cấp nước của máy giặt. Lấy lưới lọc ra khỏi van cấp nước, rồi bạn rửa tấm lưới lọc sạch sẽ. Tránh phun dưới áp lực lớn của nước sẽ làm rách hoặc thủng tấm lưới lọc.
  • Sau đó Lắp lại vào ống van cấp nước.
  • Vệ sinh lưới lọc xơ vải: Bạn hãy bảo quản thường xuyên bằng cách tháo lưới lọc ra khỏi máy. Giặt sạch, dùng bàn chải chà, rửa, vệ sinh thật kỹ rồi lắp vào máy.
  • Vệ sinh lưới lọc máy bơm: Hãy tháo vít ở nắp sau và nắp máy bơm lấy các chất bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra sự rò rỉ của nước sau khi lắp, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.

  • Vệ sinh lưới lọc nước xả: Có một vài loại máy giặt được trang bị lưới lọc trước khi xả nước ra ngoài. Lưới lọc này thường nằm ở đầu ống xả nước bên trong. Tháo ra, lấy hết các chất cặn bã và vệ sinh tấm lưới lọc.
  • Vệ sinh ngăn đựng xà phòng và nước xả: Máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng khi cho quá nhiều xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài hoặc nguồn nước cấp yếu không lấy hết lượng nước giặt, nước xả.
  • Vệ sinh thường xuyên ngăn đựng xà phòng và nước xả tránh để lâu ngày sẽ cáu bẩn khó tấy được.
   Lưu ý: Khi  Sử dụng máy giặt nên vệ sinh máy giặt ít nhất là 2 lần/năm. Vì khi đó bộ phận kỹ thuật sẽ vệ sinh máy móc bên trong, tháo lồng và bôi trơn máy móc. Bạn cần tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động.

3. Bảo trì, bảo dưỡng máy giặt

  • Tháo mâm máy giặt: Tháo ốc bên trong lồng máy giặt rồi nhấc mâm máy giặt ra ngoài.
  • Tháo mặt máy giặt: Bạn tháo các ốc vít bên ngoài rồi nập nắp ra . Tiếp đến tháo nồng máy giặt ra khỏi máy
  • Đặt ốc vào trục lồng (phải đặt cân tay) sau đó vặn ngược ốc theo chiều kim đồng hồ. Rồi nhấc lồng máy giặt ra khỏi máy sau đó lấy máy xịt nước áp lực lớn phun sạch các cặn bẩn bên dưới lồng cho thật sạch.
  • Lấy máy Xịt nước phun cho thật sạch bộ phận bên trong thùng chứa. Bạn có thể dùng xà phòng để đánh thật sạch bên trong thùng chứ.
  • Vệ sinh xong bạn nắp lại bộ phận nồng máy giặt và mâm máy giặt như lúc ban đầu.
  • Bạn để máy giặt nằm xuống sàn kiểm tra dây coroa của máy giặt có bị trùng hay không. Nếu trùng bạn lới lỏng 2 ốc của động cơ rồi đẩy dịch động cơ khỏi trục lồng 1 cm. Sau đó thì xiết ốc lại cố định tại vị trí bạn vừa dịch chuyển.
  • Tra dầu mỡ vào các khớp động cơ dưới máy cho hoạt động trơn chu.

3. Bảo quản máy giặt

  • Sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt. Điều này có lợi làm cho máy được bảo quản tốt và tránh vi khuẩn sinh sôi.
  • Định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động.
  • Thời gian sử dụng máy giặt không nên kéo dài (tránh giặt liên tục hết mẻ này đến mẻ khác). Khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi, hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ phải lập tức dừng ngay việc giặt lại để kiểm tra.

4. Lưu ý khi sử dụng máy giặt

  • Thông thường quần áo dạng sợi tổng hợp hay hàng tơ, lông nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; nếu quần áo quá bẩn thì giặt từ 10-12 phút. Sau đó chuyển sang chế độ xả. Rút ngắn thời gian sử dụng hợp lý ngoài việc tiết kiệm điện, nước còn kéo dài tuổi thọ của cả quần áo và máy.
  • Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20 phút bên ngoài, chà sạch các cổ áo sau đó cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của nước và quần áo là 20:1 là ở chế độ tiết kiệm.
  • Nên dùng bột giặt ít bọt nhưng có năng lực tẩy rửa cao khi giặt bằng máy. Điều này làm cho khi xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.
  • Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki… mới dùng chế độ giặt mạnh.
  • Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài).
  • Nếu phải giặt bằng nước ấm, nhiệt độ thích hợp nhất dùng cho máy giặt là 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo và lôi kéo chất bẩn ra ngoài. Nếu nước nóng quá, sẽ làm quần áo bị biến hình, nhăn nhúm, mất tính đàn hồi.
  • Quần áo dính nhiều xăng, dầu không được cho vào máy giặt. Quần áo đã dùng xăng để tẩy cũng không được giặt bằng máy, vì rất có thể gây ra cháy, hư máy hay làm hỏng các quần áo khác.
  • Các loại quần áo như len, thun mỏng dễ giãn, dạ… không nên giặt bằng máy vì các loại này không chịu được ma sát, giằng kéo. Tương tự như vậy các loại vải cao cấp cũng không nên giặt bằng máy, có thể làm quần áo bị sờn, bạc do ma sát mạnh.
  • Nấm và mốc rất dễ phát sinh trong môi trường ẩm ướt của máy giặt, vì thế sau mỗi lần giặt xong bạn không nên để quần áo trong đó quá lâu (mặt dù bạn đã sử dụng chế độ vắt cực khô hay sấy nhanh).
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý nên mở cửa máy giặt ra để giúp cho không khí được lưu thông trong đó tạo ra môi trường mát mẽ nhằm tránh sự phát sinh của vi khuẩn và nấm mốc.

 

Xem thêm các dịch vụ tại đồ cũ tiến minh

Tags : sử dụng máy giặt đúng cách, thanh lý đồ cũ hải phòng, thu mua đồ cũ hải phòng, đồ cũ hải phòng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav